Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Lịch Sử 9 Tiết 7 Bài 6 :Các Nước Châu Phi


Tiêu đề
Nội dung
Câu hỏi soạn bài
-         Nhóm 1 : Lập niên biểu các nước châu Phi giành được độc lập.  Xác định trên lược đồ
-         Nhóm 2 : Tình hình các nước châu Phi từ cuối những năm 90 như thế nào? ( khó khăn và thách thức)
-         Nhóm 3: Trước khó khăn và thách thức đó các nước châu Phi đã làm gì
-         Nhóm 4 : Xác định vị trí châu Phi trên lược đồ yêu cầu HS và đôi nét về Nam Phi? Em biết gì về chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
-         Nhóm 5 : ND Nam Phi đã làm gì để đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc? Kết quả?
-         Nhóm 6 : Hiện nay Nam Phi đã có chủ trương phát triển kinh tế như thế nào?

Nội dung cần ghi nhớ
I)      TÌNH HÌNH CHUNG
-         Sau CTR TG II phong trào đấu tranh giành độc  lập sôi nổi: Ai Cập, Libi ( 1952), Angiêri (1954-1962). 1960 :17 nước giành độc lập: năm châu Phi. Sau 1960 các nước châu Phi đều giành được độc lập
-         Từ 80 của XX châu Phi còn nhiều khó khăn : xung đột, nội chiến, đói  nghèo, nợ nước ngoài, mù chữ, dịch bệnh.
-         Hiện nay châu Phi tích cực tìm giải pháp để khắc phục khó khăn và xây dựng kinh tế.
II)  C H  NAM PHI
-         1961 Nam Phi tuyên bố độc lập.
-         Chính quyền thực dân da trắng thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (Apacthai) cực kì tàn bạo kéo dài 3 thế kỉ (từ 1662)
-         Đại hội dân tộc Phi (ANC) lãnh đạo nhân dân đấu tranh. 1993 chế độ Apacthai bị xóa bỏ ở Nam Phi. 5-1994 Nelson Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên.
-         Hiện nay chính quyền mới ở Nam Phi đề ra “chiến lược kinh tế vĩ mô” nhằm phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao mức sống của nhân dân.
Câu hỏi học bài tự luận
1.     Trình bày những nét chung về châu Phi sau 1945?
2.     Nhân dân Nam phi đã tiến hành đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc như thế nào? Ý nghĩa?
Câu
hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Chế độ phân biệt chủng tộc tồn tại ở quốc gia nào hơn 3 thế kỉ đến 1993 mới chấm dứt
       A. Mĩ ( Hoa Kì)                         B. Nam Phi         
       C. Tây Nam Phi ( Nammibia  D. Rodedia ( Dim-ba-bue)
 Câu 2. Ma rốc, Tuynidi giành độc lập vào
       A. 1956                            B. 1946                         
        C. 1954-1962                 D. 1952
 Câu 3. Ngày quốc tế Nelson Mandela 18-7 mang ý nghĩa:
       A. Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình                   
       B. Đầu tranh bảo vệ môi trường
       C. Chống thử vũ khí hạt nhân                                 
        D. Mỗi người làm một việc tốt
 Câu 4. Hiện nay để giải quyết khó khăn và thách thức nhân dân châu Phi đã làm gì?
       A. Đẩy mạnh hợp tác trong khu vực
       B. Vay lãi của các nước tư bản để phát triển kinh tế
       C. Kêu gọi đầu tư nước ngoài
       D. Dựa vào sự giúp đỡ của Liên Hợp quốc, tích cự tìm giải pháp, thành lập liên minh khu vực ( liên minh châu Phi- AU)
 Câu 5. Những năm 90 TKXX các nước châu Phi đứng trước khó khăn gì?
       A. Bùng nổ dân số, nguy cơ chiến tranh hạt nhân
       B. Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nước ngoài, dịch bệnh, mù chữ
       C. Tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân, đầu tư nước ngoài giảm, nợ nước ngoài tăng
       D. Chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, tranh chấp biên giới lãnh thổ, đòi li khai, khủng bố
 Câu 6. Người kiên trì đấu tranh chống chế độ Apacthai, là tổng thống da đen đầu tiên  ở Nam Phi là
       A. Phiđen Caxtoro          B. Nenson Madela      
        C. Mao Trạch Đông       D. Goocbachop
Thông tin tham khảo
-         Nelsơn Manđêla sinh 18-7- 1918, là luật sư người da đen, một lãnh tụ của ANC, 1962 đi các nước châu Phi vận động sự ủng hộ cho ANC, trở về nước bị bắt, bị kết án chung thân. Trong tù tổ chức lãnh đạo lớp học văn hoá chính trị- người ta gọi đó là trường Đại học Nelsơn Mandela. 1990 ông mới được trả tự do sau 27 năm cầm tù. Dưới sự lãnh đạo của ông ND Nam Phi đã bền bỉ đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế lên án gay gắt chủ nghĩa Apác thai, ủng hộ đấu tranh của người da đen. Liên Hợp quốc kêu gọi sự trừng phạt kinh tế với Nam Phi nếu chính quyền da trắng ở đây không bãi bỏ chính sách phân biệt chủng tộc.2-1990 tổng thống Đcơléc phải tuyên bố từ bỏ chính sách Apac- thai. Các đảng phái ở Nam Phi như Đại hội dân tộc  Phi (ANC), Đảng CS Nam Phi (SACP), Đại hội toàn châu Phi (AC) được hoạt động tự do. 1993 Nam phi tuyên bố xoá bỏ chế độ Apacthai. 4-1994 cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên Ở Nam Phi tổ chức. Nel sơn  Mandela trúng cử tổng thống trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ hoàn toàn.
-         1994-1999: trong suốt thời gian làm tổng thống ông dành nhiều tâm sức cho vấn đề hòa giải dân tộc. 1993 ông nhận giải thưởng Nobel hòa bình
-         tại kì họp 64 của đại hội đồng liên hợp quốc đã chính thức lấy ngày sinh của ông làm ngày quốc tế Nelsơn Mandela để ghi nhận những đóng góp của ông cho tiến bộ và hòa bình thế giới. Ngày 18-7 ngày Nelsơn Man dela là ngày mỗi người làm một việc tốt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét