Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Lịch Sử 9 Tiết 3: Sự tan rã của Liên Xô và Đông Âu


Tiêu đề
Nội dung
Câu hỏi soạn bài
-         Nhóm 1 : Nguyên nhân khiến Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện?
-         Nhóm 2 : Vì sao Goocbachop đưa ra đường lối cải tổ? Nội dung  và kết quả công cuộc cải tổ của Goócbachop?
-         Nhóm 3: Vì sao các nhà lãnh đạo Xô viết tiến hành đảo chính ? Kết quả và Hậu quả của nó?
-         Nhóm 4 : Tình hình kinh tế chính trị xã hội của các nước Đông Âu cuối năm 70- đầu những năm 80 của TKXX như thế nào?
-         Nhóm 5 : Sự sụp đổ của chế độ XHCN các nước Đông Âu diễn ra như thế nào?
-         Nhóm 6 : Vì sao chế độ XHCN sụp đổ ở các nước Đông Âu?  Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã ảnh hưởng gì đến cục diện thế giới?
Nội dung cần ghi nhớ
1.     sự khủng hoảng và tan rã của Liên Xô
-         Nguyên nhân chính khiến Liên Xô rơi vào khủng hoảng toàn diện bắt đầu từ khủng hoảng dầu mỏ 1973, các nhà lãnh đạo Xô viết không tiến hành cải cách về kinh tế và xã hội, không khắc phục những sai lầm khuyết điểm, sự vi phạm pháp chế XHCN, thiếu dân chủ, quan liêu, tham nhũng khiến nhân dân bất bình, bên cạnh đó là sự chống phá của các lực lượng thù địch trong và ngoài nước
-         1973 Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng : công nông nghiệp trì trệ, hàng tiêu dùng khan hiếm. Chính trị xã hội dần mất ổn định, đời sống nhân dân khó khăn, mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước
-          T3-1985  Goocbachop nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô viết, đề ra đường lối cải tổ
*        Mục tiêu : khắc phục những sai lầm thiếu sót trước đây, đưa đất nước ra  khỏi khủng hoảng
*        Nội dung cải tổ: về kinh tế: kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Về Chính trị : thiết lập chế độ Tổng thống, đa nguyên chính trị, tuyên bố dân chủ và công khai mọi mặt.
*        Kết quả: đất nước tiếp tục bị khủng hoảng và rối loạn. Các lãnh đạo xô viết tiến hành đảo chính Goocbachop song thất bại. Đảng CS bị đình chỉ hoạt động. 21-12-1991 Các nước cộng hoà thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG : 11). Liên Xô tan rã. 25-12-1991Lá cờ trên điện Kremlin bị hạ. CNXH sụp đổ ở Liên Xô
2.     Sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu
-         Từ đầu những năm 80 TK XX kinh tế các nước Đông Âu rơi vào khủng hoảng gay gắt: công, nông nghiệp suy giảm, nợ nước ngoài tăng thu nhập quốc dân giảm. Chính trị : mất ổn định đình công, biểu tình kéo dài.
-         1988 khủng hoảng toàn diện  từ Ba Lan, lan sang Hungari, Tiệp, CHDC Đức, Anbani, Rumani , Nam Tư. Quần chúng đòi cách kinh tế, đa nguyên chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do.
-         KQ: Các thế lực chống CNXH thắng cử, các đảng CS thất bại. Cuối 1989 chế độ CNXH bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu
-         28-6-1991 Hội Đồng tương trợ kinh tế (SEV) tan rã. 1-7-1991 Tổ chức Vacxava giải thể. Hệ thống XHCN trên thế giới sụp đổ
Câu hỏi học bài tự luận
1.     Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô?
2.     Vì sao Liên Xô rơi vào khủng hoảng toàn diện?
3.     Vì sao chế độ XHCN sụp đổ ở Đông Âu? Hệ thống XHCN tan vỡ ảnh hưởng gì đến cục diện thế giới?
4.     ( nâng cao) : Bài học rút ra được từ sự sụp đổ của liên bang Xô Viết và Đông Âu với Việt Nam ?
Câu
hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Chế độ CNXH sụp đổ ở Liên Xô là do
       A. Các thế lực thù địch chống phá, khủng hoảng năng lượng, cải tổ thiếu chiến lược
       B. Sự lãnh đạo sáng suốt của đảng CS Liên Xô
       C. Nhận thức hời hợt về thời gian cải tổ
       D. Tinh thần lao động cần cù sáng tạo, lòng yêu nước, yêu CNXH  của nhân dân Liên Xô
 Câu 2. Nguyên nhân làm chế độ XHCN sụp đổ ở các nước Đông Âu là
       A. Rập khuôn máy móc mô hình CNXH ở Liên Xô, các thế lực thù địch chống phá
       B. Sự lãnh đạo sáng suốt của các đảng CS các nước Đông Âu
       C. Tinh thần lao động cần cù sáng tạo, lòng yêu nước, yêu CNXH  của nhân dân
       D. Được nhân dân Liên Xô giúp đỡ
 Câu 3. Tổ chức quân sự Vacsava bị giải thể vào
       A. 21-7-1991                   B. 28-6-1991               
      C. 1-7 -1991                     D. 11-7-1991
 Câu 4. Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG có bao nhiêu thành viên?
       A. 10 thành viên             B. 11 thành viên          
       C. 13 thành viên             D. 12 thành viên
 Câu 5. Đảng CS Liên Xô mất quyền lãnh đạo do chính sách cải tổ nào của Gioocbachóp
       A. Thiết lập chế độ tổng thống                            
       B. Tuyên bố dân chủ và công khai mọi mặt 
       C. Đa nguyên về chính trị                                    
       D. Kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước
 Câu 6. Chế độ CNXH sụp đổ ở Liên Xô vào
       A. 25-12-1991                B. 28-6-1991               
       C. 21-12-1991                 D. 12-12-1991
 Câu 7. Khủng hoảng toàn diện ở Đông Âu bắt đầu từ quốc gia nào?
       A. Ba Lan                         B. CH dân chủ Đức     
       C. Anbani                         D. Hungari
 Câu 8. các nước Đông Âu tan rã vào
       A. 1999                            B. 1991                         
       C. 1988                             D. 1989
 Câu 9. Để giữ vững quyền lãnh đạo của đảng CS, Việt Nam rút được bài học gì từ Liên Xô và Đông Âu
       A. Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế             
       B. Không đa nguyên về chính trị
       C. Tiến hành tổng tuyển cử tự do                       
       D. Quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước
 Câu 10. Chính sách cải cách nào khiến Đảng CS các nước Đông Âu mất quyền lãnh đạo đất nước
       A. Đa nguyên chính trị và tổng tuyển cử tự do 
       B. Tuyên bố dân chủ và công khai mọi mặt
       C. Thiết lập chế độ tổng thống                            
       D. Cải cách kinh tế
 Câu 11. Tổ chức SEV tan rã vào
       A. 28-6-1991                   B. 21-12-1991             
       C. 25-12-1991                 D. 18-6-1991
Thông tin tham khảo
         Mikhail Sergeevich Gorbachev; sinh 1931, nhà hoạt động Đảng và Nhà nước Liên Xô. Vào Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1952. Tốt nghiệp khoa luật Trường Đại học Tổng hợp Matxcơva (1955), Đại học Nông nghiệp Xtaprôpôn (1967). Hoạt động trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin. Từ 1966 đến 1968, bí thư thứ nhất Thành uỷ Xtaprôpôn, bí thư Tỉnh uỷ Xtaprôpôn (1968 - 70). Từ 1971, là uỷ viên Trung ương Đảng; từ 1980, uỷ viên Bộ Chính trị. Từ 1978 đến 1985, bí thư Trung ương Đảng. Từ 1985, tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô, chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Liên Xô. Từ tháng 3.1990, tổng thống Liên Xô. Goocbachôp là người đề xuất và lãnh đạo công cuộc cải tổ ở Liên Xô. Giải thưởng Nôben về Hoà bình (1990). Cuộc đời và hoạt động của Goocbachop có nhiều sự chỉ trích từ cả người dân xô viết và dư luận ngoài nước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét