Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Lịch Sử 9 Tiết 2: Đông Âu


Tiêu đề
Nội dung
Câu hỏi soạn bài
-         Nhóm 1 : Xác định vị trí, bối cảnh và thời gian thành lập của các nước DCND Đông Âu trên lược đồ. Sự thành lập của CHDC Đức 
-         Nhóm 2 : Để hoàn thành cuộc CMDCND các nước Đông Âu đã thực hiện nhiệm vụ gì?
-         Nhóm 3: Bối cảnh của các nước Đông Âu sau C.TR TG II?( thuận lợi và khó khăn)
-         Nhóm 4 : Nhiệm vụ chính và thành tựu của các nước Đông Âu trong công cuộc XD CNXH? Nguyên nhân để đạt được những thành tựu đó?
-         Nhóm 5 : Cơ sở nào hình thành sự hợp tác về kinh tế chính trị giữa Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu? Mục đích của sự ra đời của hội đồng tương trợ kinh tế _ SEV?
-         Nhóm 6 : Nêu những thành tích của SEV? Vì sao các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô thành lập Tổ chức hiệp ước Vacsava ( khối quân sự Vacsava) ?

Nội dung cần ghi nhớ
-         Đông Âu là những nước thành lập từ cuối 1944-1946: gồm Ba Lan, Rumani, Hung-ga- ri, Tiệp, Nam Tư, Anbani, Bungari, CHDC Đức (10-1949) phát triển theo con đường CNXH dưới ảnh hưởng của Liên Xô
-         Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng DTDC : xây dựng chính quyền DCND, cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của TB nước ngoài và trong nước, thực hiện quyền tự do dân chủ  và cải thiện đời sống nhân dân.
-         1949 các nước Đông Âu bước vào xây dựng CNXH
*        Nhiệm vụ : Xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể (HTX)  tiến hành công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở VC_KT của CNXH
*        Thành tựu : Các nước Đông Âu trở thành các nước công – nông nghiệp. Tiêu biểu là Tiệp, Bungari, CHDC Đức.  Kinh tế xã hội có những biến đổi sâu sắc
-         1949 hội đồng tương trợ kinh tế- SEV ra đời với :
*        Mục đích: Đẩy mạnh sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và các nước XHCN
*        Cơ sở hợp tác: Chung mục tiêu XD CNXH, đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CS, chung hệ tư tưởng CN Mác-Lênin
-         Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong SEV. Hệ thống CNXH trên thế giới hình thành
-         4-1949 Mĩ thành lập khối quân sự NATO chống Liên XÔ và các nước XHCN. Liên Xô và các nước Đông Âu liên minh thành lập Tổ chức hiệp ước Vacsava (5-1955) duy trì  hoà bình an ninh châu Âu và thế giới
Câu hỏi học bài tự luận
1.     Trình bày sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu kết quả của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở các nước này?
2.     Nêu các thành tựu của Đông Âu đạt được trong quá trình xây dựng CNXH từ 1950- đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
3.     Sự thành lập của tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế? Vai trò của nó ?
4.     ( nâng cao) : Nguyên nhân nào khiến nhân dân Đông Âu thu được các thành tựu trong quá trình xây dựng CNXH?
Câu
hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Các nước Đông Âu thành lập vào
       A. Cuối 1944-1945        B. Cuối 1944-1946     
       C. Cuối 1946-1947         D. Cuối 1945-1946
 Câu 2. Những thuận lợi của các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
       A. Chiến tranh tàn phá nặng nề                          
       B. Các thế lực thù địch chống phá
       C. Đất nước nghèo nàn, lạc hậu                          
       D. Hoà bình, được nhân dân Liên Xô giúp đỡ
 Câu 3. Những khó khăn của các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
       A. Chiến tranh tàn  phá không nhiều
       B. Hoà bình, được nhân dân Liên Xô giúp đỡ
       C. Chiến tranh tàn phá nặng nề, các thế lực thù địch chống phá, đất nước nghèo nàn, lạc hậu
       D. Nhân dân yêu nước, đoàn kết
 Câu 4. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) thành lập 8-1-1949 nhằm mục đích chính
       A. Để đối đầu với Mĩ và phương Tây
       B. Xây dựng CNXH , hình thành hệ thống XHCN trên thế giới.
       C. Liên minh quân sự chống các nước TBCN
       D. Đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN nhất là phát triển kinh tế
 Câu 5. Các nước Đông Âu trở thành các nước công-nông nghiệp sau 20 năm xây dựng CNXH là do?
       A. Sự lãnh đạo đảng CS các nước Đông Âu, Liên Xô giúp đỡ,  lòng yêu nước, yêu CNXH  của nhân dân
       B. Rập khuôn máy móc mô hình CNXH ở Liên Xô, các thế lực thù địch chống phá
       C. Tinh thần lao động cần cù sáng tạo
       D.  Sự vi phạm pháp chế XHCN, quan liêu tham nhũng, thiếu công bằng,dân chủ


Thông tin tham khảo
1.     Thiệt  hại của Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
-         Ba Lan 6 triệu người chết, 1 triệu người từ trong nhà tù bệnh tật, 2 triệu người bị tàn phế, 40% tài sản bị tàn phá, Nam Tư mất 11% dân số),  sự chống đối của các thế lực phản động, nền kinh tế còn nghèo, nền kinh tế trước đây là nền kinh tế TBCN
2.     Quá trình xây dựng CNXH từ những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX
-         Anbani:  nước nghèo nhất châu Âu 1970 đã điện khí hoá cả nước
-         Bungari : tổng sản phẩm công nghiệp tăng 55 lần so với 1939
-         Tiệp Khắc :nước CN p/ triển, chiếm 1,7 % sản lượng CN của TG
-         CH DCND Đức: SX tăng 5 lần, thu nhập quốc dân tăng 4 lần so với 1949
-         Sig-mund- Jahn : phi hành gia người CHDC Đức đầu tiên bay vào vũ trụ
-         Bertolt- Brecht : nhà thơ, nhà chính trị gia Đông Đức-tác giả của quốc ca Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét